Sau nhiều phản hồi từ người dùng và những cuộc khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy tình trạng máy nén khí bị nóng là sự cố thường gặp nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này.
Khi máy nén khí bị nóng, máy sẽ tự ngắt, các hoạt động cũng vì vậy mà gián đoạn. Ngoài ra, nếu tình trạng này xảy ra lâu dài, thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ máy, phá hoại các chi tiết máy. Chính vì vậy, người dùng cần tìm ra được nguyên nhân phát sinh sự cố để từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất.
– Bộ két giải nhiệt vận hành không hiệu quả Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nóng lên ở máy nén khí. Bộ phận này có tác dụng làm mát máy, nhưng khi nó không hoạt động thì sẽ gây nóng máy. Nguyên nhân chính có thể do két giải nhiệt bị bẩn, tắc nghẹt hoặc bị bám keo két dầu dẫn đến mất khả năng giải nhiệt cho máy.
Trong quá trình kiểm tra máy nén khí, nếu phát hiện lỗi do két giải nhiệt bị chúng ta cần tháo két ra. Sau đó tiến hành vệ sinh, làm sạch bụi bẩn bám trên két. Nếu két bị keo dầu thì nên tẩy rửa bằng hóa chất chuyên dụng. Lưu ý không sử dụng hóa chất không phù hợp, không rõ nguồn gốc. Điều đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tuổi thọ của két giải nhiệt.
– Dầu máy bị bẩn, dầu không đủ cung cấp cho máy Dầu máy có vai trò quan trọng đối với tất cả cac loại máy móc chứ không riêng gì máy nén khí. Dầu cho khả năng làm mát, giảm ma sát giữ các chi tiết và giúp máy vận hành trơn tru.
Chính vì vậy khi máy bị nóng lên. Nguyên nhân cũng có thể là do dầu máy. Trong trường hợp sử dụng lâu ngày dầu máy có thể bị bẩn, bị thoái hóa các phụ gia trong dầu, lượng dầu không đủ cung cấp. Điều đó sẽ khiến máy vận hành không ổn định, độ ma sát cao, máy phát ra tiếng động và đặc biệt nhiệt độ máy cao.
Chính vì vậy! Để máy vận hành ổn định cũng như nhiệt độ không bị tăng cao thì người dùng cần thay dầu định kỳ cho máy. Khi thay dầu nhớt xả hết tất cả dầu cũ rồi mới đổ dầu mới để đảm bảo hiệu quả mang lại cao nhất. Đặc biệt không sử dụng lại dầu cũ, dầu không rõ nguồn gốc. Loại dầu máy phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như máy móc ở nước ta là những loại dầu có chỉ số 20W50.
– Van điều khiển nhiệt độ dầu bị hỏng Máy nén khí nóng lên cũng có thể là do van điều khiển nhiệt độ dầu bị hỏng. Trong quá trình vận hành máy nén khí, sẽ có một mức nhiệt độ nhất định, nếu dầu mát hơn mức đó thì sẽ được chuyển thẳng tới đầu nén. Nếu cao hơn mức quy định trực tiếp chuyển tới két giải nhiệt để giải nhiệt sau đó mới quay lại về đầu nén.
Chính vì vậy! Nếu van này bị hỏng thì dầu nóng sẽ không được chuyển tới két giải nhiệt mà chuyển thẳng lên đầu máy, khiến máy bị nóng lên. Giải pháp nhanh chóng nhất chính là thay van mới.
– Cảm biến nhiệt, quạt làm mát bị hỏng Cảm biến nhiệt có chức năng để đo sự biến đổi về nhiệt độ. Nhưng nếu chúng có sự cố thì sẽ không vận hành hoặc gửi tín hiệu sai về hệ thống điều khiển. Nếu sự cố bắt nguồn từ đây thì người dùng cần thay mới để có hiệu quả vận hành tốt. Quạt làm mát có chức năng làm mát máy, thường được gắn ở gần két giải nhiệt. Nếu chúng không vận hành hoặc vận hành yếu thì cũng có thể khiến máy nén khí nóng lên. Cách khắc phục là tiến hành sửa chữa hoặc thay mới tùy theo tình trạng quạt.
– Nhiệt độ trong phòng máy nén khí cao Một trong số những nguyên nhân ngoại cảnh khiến máy nén khí bị nóng lên là do nhiệt độ xung quanh môi trường làm việc máy cao. Vào mùa hè nhiệt độ không khí tăng cao. Kết hợp cùng khí nóng thoát ra từ máy nén khí khiến cho máy ngày càng nóng lên.
Chính vì vậy! Người dùng nên đặt máy tại những nơi râm mát, tránh các nguồn nhiệt trực tiếp. Bên cạnh đó có thể lắp hệ thống thoát khí nóng để việc lưu thông khí từ môi trường và khí nóng từ máy thuận tiện hơn.
– Sự cố từ bi đầu nén (Bạc đạn đầu nén) Nhiều người thường bỏ qua chi tiết nhỏ này, song nếu như bi bị vỡ, xô lệch, mài nòn,… cùng sẽ khiến đầu nén bị nóng lên. Chính vì vậy. Để máy có thể vận hành ổn định thì nên kiểm tra toàn bộ máy cả những chi tiết nhỏ nhất. Vòng bi bị hỏng thì nên thay vòng bi mới.