Tìm hiểu về đơn vị bar – Hướng dẫn cách quy đổi bar
Đơn vị bar trong máy nén khí. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ mà các đơn vị này sẽ không giống nhau. Nếu như tại Mỹ, đơn vị áp suất thường dùng là Psi , Ksi,.. thì khu vực châu Âu lại thường dùng áp suất là bar hay mbar,.. là những đơn vị tiêu chuẩn. Còn ở các nước Châu Á lại sử dụng cho mình các đơn vị như: Pa , Kpa, Mpa…
Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp người dùng tìm hiểu về đơn vị đo áp suất vô cùng quen thuộc, đó là đơn vị bar. Bar ra đời như thế nào, ứng dụng ra sao, thể hiện điều gì? làm thế nào để quy đổi đơn vị này?,… Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Đơn vị đo áp suất
1. Nguồn gốc của bar
Nguồn gốc của bar là từ tiếng Hy Lạp, biểu thị cho trọng lượng, biểu tượng chính thức của đơn vị là Bar. Giai đoạn từ năm 1793 – 1795, Bar là đơn vị được sử dụng để thể hiện cho trọng lượng trong hệ thống đo lường ban đầu.
Các đơn vị như Bar và millibar được giới thiệu bởi nhà khí tượng học Vilhelm Bjerknes (đến từ Na Uy – người đã sáng lập nên phương pháp hiện đại về dự báo thời tiết).
Bar bị phản đối không được sử dụng bởi một số cơ quan chuyên môn, trong đó văn phòng Đo lường và Đo lường Quốc tế (BIPM) đã liệt kê Bar là một trong số danh sách các đơn vị “không phải là SI”.
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) liệt kê đơn vị này như một trong một số đơn vị “không được đưa vào các lĩnh vực mà hiện nay chúng không được sử dụng”. Còn Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) liệt kê bar dưới dạng “Các đơn vị không có SI và các biểu tượng mà việc sử dụng tiếp tục bị phản đối”.
Đến năm 2004, Bar được công nhận hợp pháp tại các quốc gia châu Âu.
Các đơn vị xuất phát từ Bar bao gồm:
– Megabar (ký hiệu:Mbar )
– Kilobar (kbar )
– Decibar (dbar )
– Centibar (cbar )
– Millibar (mbar hoặc mb)
Bar được ký hiệu là (g), mặc dù bị phản đối bởi các cơ quan khác nhau, đại diện cho áp suất đo, tức là áp suất đơn vị Bar ở trên áp suất môi trường xung quanh hoặc áp suất khí quyển.
2. Định nghĩa về bar và cách để chuyển đổi đơn vị này
– Định nghĩa về bar:
Chúng ta có thể định nghĩa cho đơn vị Bar như sau: bar là đơn vị đo của áp lực, nhưng không được chấp nhận như một phần của SI (Hệ thống Đơn vị quốc tế). Bar bằng 100 000 Pa, thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình hiện tại trên trái đất ở mực nước biển.
Theo cách chuyển đổi đơn vị áp suất chuẩn
Dưới đây là chuyển vị áp suất quốc tế chuẩn .
– Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn
1bar = 0.1 Mpa (megapascal)
1bar = 1.02 kgf/cm2
1bar = 100 kPa (kilopascal)
1bar = 1000 hPa (hetopascal)
1bar = 1000 mbar (milibar)
1bar = 10197.16 kgf/m2
1bar = 100000 Pa (pascal)
– Tính theo “áp suất” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn
1bar = 0.99 atm (physical atmosphere)
1bar = 1.02 technical atmosphere
– Tính theo “hệ thống cân lường” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn
1bar = 0.0145 Ksi (kilopoud lực trên inch vuông)
1bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)
1bar = 2088.5 (pound per square foot)
– Tính theo “cột nước” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1bar = 10.19 mét nước (mH2O)
1bar = 401.5 inc nước (inH2O)
1bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
– Tính theo “thuỷ ngân” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1bar = 29.5 inHg (inch of mercury)
1bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)
1bar = 750 mmHg (milimetres of mercury)
1bar = 750 Torr
– Cách Quy đổi các đơn vị áp suất chuẩn quốc tế
Theo phương thức tính ở phía trên chúng ta chỉ có thể biết được 1 bar qui đổi ra các đơn vị tương đương khác nhưng nếu như chúng ta muốn quy đổi ngược lại các các đơn vị áp suất như: Kpa, Mpa, psi, atm, mmH20, cmHg để chuyển sang BAR hoặc những đơn vị khác thì là 1 điều rất khó khăn.
Vì thế chúng tôi đã lập nên một bảng quy đổi các đơn vị áp suất chuẩn nhất mà dựa vào đó bạn có thể chuyển đổi bất kỳ đơn vị áp suất nào ra một đơn vị áp suất khác.

Bảng quy đổi đơn vị áp suất chuẩn quốc tế